Quy trình thiết kế website nhãn hàng dược phẩm đạt hiệu quả tối ưu

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các bước cần làm khi hợp tác thiết kế một website nhãn hàng dược phẩm suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất.

I. Xác định mục đích thiết lập website

xác định mục đích khi thiết kế website bán hàng dược phẩm

Xác định rõ mục đích trước khi thiết kế website.

Việc thiết kế và xây dựng website nhãn hàng dược phẩm sẽ hướng đến mục đính:

  • Hỗ trợ bán hàng sản phẩm dược
  • Xây dựng thương hiệu sản phẩm
  • Tạo cổng thông tin cung cấp kiến thức về căn bệnh và gia tăng khách hàng mới thông qua quá trình tìm hiểu về bệnh của khách hàng.

Sở hữu một website nhãn hàng dược phẩm tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh doanh.

II. Chuẩn bị thiết kế website

1. Sẵn sàng giấy tờ pháp lý

Dược phẩm là lĩnh vực cung cấp các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người. Do vậy, bạn cần sẵn sàng giấy tờ pháp lý sau trước khi công khai thông tin chính thức lên website, các giấy tờ bao gồm:

  • Chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh Kết quả lâm sàng (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu và phân phối sản phẩm
  • Bằng chứng khoa học về hiệu quả sản phẩm (nếu có)
  • Những thông tin khác để chứng minh về tính hợp pháp của doanh nghiệp, sản phẩm của bạn.

Những thông tin này giúp khẳng định sự uy tín bạn và giúp website có thể vận hành ổn định, tránh việc rắc rối có thể có từ các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Logo, slogan

Màu sắc của website sẽ đồng nhất với màu sắc của logo tạo sự ghi nhớ về thương hiệu.

Slogan giúp khách hàng hiểu giá trị doanh nghiệp bạn mang lại và ghi nhớ bạn dễ dàng hơn.

3. Sẵn sàng bộ từ khóa

sẵn sàng bộ từ khóa để thiết kế website

Mục đích Tiếp thị website hiệu quả trên công cụ tìm kiếm.

  • Để lên được khung những thông tin cần có trên websie.
  • Bộ từ khóa sẽ cung cấp 1 bức tranh tổng thể về nhu cầu của khách hàng thông qua những từ khóa mà khách hàng của bạn tìm kiếm.

Cách thiết lập bộ từ khóa:

  • Liệt kê các từ khóa về tên công ty, sản phẩm dịch vụ của bạn
  • Những từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và ngành nghề của bạn

Sử dụng công cụ:

4. Lên layout website

Mục đích

  • Để website đầy đủ, logic và đẹp mắt
  • Để tối ưu trên các công cụ tìm kiếm
  • Để thúc đẩy và kiểm soát tiến độ của công việc

Các khối thông tin thường có trên website bán hàng dược phẩm bao gồm:

4.1. Trang chủ

Tại Trang chủ cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Logic, đẹp mắt và dễ dùng
  • Màu sắc đồng nhất với màu logo tạo sự ghi nhớ về thương hiệu
  • Có mục tin tức, hỗ trợ… và liên tục cập nhật mới tin trong phần này, giúp Google đánh giá website của bạn cao hơn

4.2. Sản phẩm

thiết kế website nhãn hàng dược phẩm

Thiết kế website nhãn hàng dược phẩm Bảo Khí Khang.

Bạn có thể để tên của sản phẩm ở mục này. Khách hàng cần hiểu biết rõ về nhãn hàng của bạn, vì thế, bạn nên cung cấp các thông tin:

  • Thông tin sản phẩm: tên gọi, thành phần, công dụng, đối tượng, cách sử dụng, thông tin nhà sản xuất, giá, lưu ý khi sử dụng…
  • Chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép nhập khẩu, phân phối...

Đây là những thông tin cơ bản nhất khách hàng cần biết về sản phẩm của bạn.

4.3. Kiến thức bệnh học

Nếu website được SEO thì khách hàng sẽ biết tới website của bạn qua các bài viết về bệnh học ở phần này. Bởi họ có xu hướng tìm hiểu căn nguyên, dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng, điều trị vấn đề sức khỏe họ đang gặp phải.

Như vậy, qua khối thông tin này, bạn sẽ thu hút được không giới hạn số lượng khách hàng mục tiêu của bạn biết tới và lựa chọn sản phẩm bạn cung cấp

Vì thế, thông tin cần chính xác, dễ hiểu và có kết nối đến sản phẩm một cách khéo léo để mang lại hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, bạn cần sẵn sàng đội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên môn về căn bệnh mà sản phẩm của bạn hỗ trợ điều trị để tư vấn, giải đáp và hỗ trợ khách hàng trước trong và sau khi sử dụng sản phẩm.

4.4. Kinh nghiệm / Chia sẻ người dùng / Trải nghiệm người dùng / Bệnh nhân chia sẻ / Cảm nhận người bệnh...

Đây là cách khách quan nhất để cho khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn.

Khách hàng sẽ tìm thấy sự đồng cảm và thấy mình ở trong đó khi thấy rằng có nhiều người gặp vấn đề sức khỏe giống mình đã thu được hiệu quả từ sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp. Họ sẽ thấy tin tưởng và yêu mến bạn và các sản phẩm của bạn hơn.

Vì thế việc đưa ra quyết định lựa chọn bạn sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

4.5. Tư vấn / Hỗ trợ / Hỏi đáp

Tại đây khách hàng có thể tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản họ có thể đặt ra trong quá trình lựa chọn nhãn hàng dược phẩm.

tư vấn mua hàng

Chuyên mục tư vấn tại Website.

Ví dụ:

Sản phẩm có tốt không?

  • Mua sản phẩm ở đâu?
  • Sản phẩm phù hợp với những đối tượng nào?
  • Cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả? Giá của sản phẩm là bao nhiêu?
  • Sản phẩm có được giao hàng miễn phí không?...

Họ sẽ có nhiều thông tin hơn để ra quyết định lựa chọn bạn.

4.6. Tin tức

Bạn có thể đăng tải các tin mới như:

  • Khuyến mãi, khuyến mại
  • Tin ngành y dược
  • Tuyển dụng
  • Tin công ty

Các thông tin một cách chính thống sẽ đến với khách hàng nhanh và chính xác nhất.

4.7. Đại lý ủy quyền / Hệ thống phân phối

Khách hàng sẽ biết có thể mua sản phẩm của bạn ở đâu qua thông tin ở mục này. Vì thế, cần đảm bảo các yếu tố:

  • Phân bổ theo các tỉnh thành hợp lý, logic
  • Thông tin chi tiết gồm tên nhà thuốc, đại lý ủy quyền, địa chỉ cụ thể
  • Sẵn sàng hỗ trợ 24/7

Việc này làm tốt, khách hàng về từ Facebook, báo chí, TVC, Radio… của bạn sẽ dễ dàng mua hàng. Và bạn sẽ tối ưu được hiệu quả từ các kênh này.

4.8. Báo chí nói về sản phẩm

Khách hàng của bạn sẽ thấy bạn đáng tin hơn khi có nhiều tờ báo viết về công dụng, kết quả nghiên cứu khoa học, chứng minh lâm sàng… của sản phẩm.

Vì thế, nếu bạn sử dụng các kênh PR báo chí này thì hãy nhớ thiết lập một khối thông tin để tập hợp tất cả thông tin này cho khách hàng.

4.9. Các điều khoản hỗ trợ khách hàng

Các điều khoản hỗ trợ khách hàng bao gồm:

  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách giao hàng
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách bảo mật

Từ các điều khoản hỗ trợ sẽ giúp khách hàng hiểu rõ được quyền lợi khi mua hàng tại trang website bán hàng của bạn và giúp bạn dễ dàng đăng ký website với Bộ công thương.

4.10. Liên lạc/ liên hệ / Đặt hàng

Ngoài hiện thị các thông tin liên lạc cụ thể của doanh nghiệp:

  • Tên công ty
  • Địa chỉ Số điện thoại, Fax
  • Email
  • Fanpage Facebook

Ngoài ra, website nên được trang bị chức năng live chat ngay trên website. Việc này giúp khách hàng vào website kết nối với bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trong các khối thông tin cần có của website nhãn hàng thì phần Sản phẩm, Bệnh học và chia sẻ của bệnh nhân là 3 phân mảng nội dung quan trọng nhất, vì thế, hãy cố gắng làm tốt các khối nội dung này và SEO website theo chủ đích thì sẽ tối ưu hóa được nguồn thu cho doanh nghiệp.

5. Thiết kế giao diện website bán hàng

Sau khi hoàn thành layout bước tiếp theo là thiết kế giao diện cho trang webste bán hàng.

thiết kế website nhãn hàng dược phẩm.png

Thiết kế website nhãn hàng dược phẩm Tràng Phục Linh.

Thông thường sẽ có 2 cách thiết kế giao diện như sau:

  • Cách 1: Lựa chọn một giao diện cụ thể, sau đó tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất
  • Cách 2: Thiết kế một giao diện hoàn toàn mới theo layout dựng sẵn.

Khách hàng cần thấy website của bạn đẹp, đủ và dễ sử dụng. Vì thế, hãy hiểu những điều khách hàng của bạn cần và cung cấp tối đa giá trị cho họ. Từ đó, họ sẽ vô tình bị chinh phục và lựa chọn bạn.

6. Chuẩn bị nội dung bài viết, hình ảnh, video

Mục đích:

  • Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành website
  • Đảm bảo chất lượng và số lượng nội dung
  • Tạo thế mạnh và nét riêng về thông tin đăng tải.

Khách hàng sẽ có được cái nhìn toàn diện và chân thật từ bạn.

Thông tin cần đảm bảo các yếu tố:

  • Đủ Đẹp
  • Chính xác
  • Thu hút, hấp dẫn người đọc
  • Phù hợp với quy định của pháp luật

Bạn chú ý viết bài thật dễ hiểu, hạn chế các từ ngữ khô khan gây khó hiểu cho người đọc.

7. Đăng ký tên miền (domain name) và thuê máy chủ (web hosting)

Alla sẽ đăng ký giùm bạn hai dịch vụ này nếu bạn chưa có đối tác.

chuẩn bị hosting domain

Đăng ký tên miền và thuê máy chủ.

Tên miền thông thường sẽ là tên doanh nghiệp của bạn như:

http://trangphuclinh.vn/

http://baokhikhang.vn/

http://kingfucoidan.vn/

Chi phí cho việc khởi tạo và duy trì năm đầu tiên từ nhà cung cấp Viettel như ảnh bên dưới.

III. Đăng bài và phát triển Website

Khi đăng bài, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đăng bài tối ưu SEO
  • Đăng mới nội dung đều đặn giúp Goolge đánh giá uy tín website của bạn cao hơn
  • Trình bày bài viết mạch lạc, đẹp mắt
  • Thiết kế hình ảnh banner, ảnh minh họa gắn kết thương hiệu và đẹp mắt. Một số ảnh nên gắn logo thương hiệu đánh giấu để tránh việc bị lấy cắp và tạo sự ghi nhớ thương hiệu cho người xem.
  • Đăng đúng chuyên mục phù hợp

Website nhãn hàng dược phẩm được đầu tư tốt về nội dung sẽ tối ưu Seo và được Google đánh giá cao hơn, từ đó sẽ gia tăng doanh số bán hàng, tăng độ nhận biết, tình yêu với thương hiệu từ doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin của một người xây dựng website nhãn hàng dược phẩm nên biết, Alla hy vọng chúng hữu ích cho bạn để công việc và danh tiếng của Doanh nghiệp phát triển. 

Mọi vấn đề bạn cần làm rõ về thiết kế và phát triển website, hãy gọi tới số Hotline: Ms Lê Nhớ 0984656503 hoặc 0936677519, 01257637615  tư vấn 24/7, hỗ trợ tận tình.

Alla mong muốn được đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu quy trình thiết kế website bán hàng dược phẩm