Google Adword đang là một trong những phương pháp thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ đó, KPI Google Adword chính là thông số quan trọng để giúp doanh nghiệp nắm được sự phát triển của chính mình.
KPI quảng cáo Google Adword
I. Các chỉ số đánh giá hiệu quả quảng cáo Google Adword
“Các chỉ số không bao giờ biết nói dối” – biểu hiện tình trạng hoạt động của chiến dịch quảng cáo Google Adwords mà bạn đang chạy. Những chỉ số thông kê như số lần nhấp chuột, số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp là những điều cơ bản nhưng không kém phần trong việc đánh giá và theo dõi hiệu quả chiến dịch.
Dưới đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về các chỉ số này nhé.
Số lần nhấp chuột (Click)
Đây là chỉ số cho biết lượng người nhấp vào quảng cáo của bạn thông qua quảng cáo Google Adwords. Nhấp chuột cho thấy mức độ hấp dẫn của người dùng đối với quảng cáo mà bạn đặt. Vì thế, có thể xem như việc tăng số lần nhấp chuột đồng nghĩa với việc số lượng khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận được có xu hướng tăng lên.
Xem các chỉ số Google Adword.
Lượt hiển thị (Impresssion)
Lượt hiển thị cho biết tần suất quảng cáo Google Adwords được hiển thị ra sao. Hiên thị ở đây được tính mỗi khi quảng cáo mà bạn đặt được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang web khác trên mạng Google.
Không phải toàn bộ nội dung quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị mà nó có thể biến đổi tùy theo trường hợp. Lấy ví dụ với Google Maps, dù bạn đặt nội dung khác nhưng nó có thể chỉ hiển thị tên và vị trí doanh nghiệp của bạn, cộng thêm dòng đầu tiên thuộc nội dung mà bạn đăng ký quản cáo.
Lượt hiển thị cho biết được nhiều điều về chiến dịch quảng cáo của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là nâng cao nhận diện thương hiệu thì không có gì vui hơn khi thống kê được lượt hiển thị cao.
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR = Click/Impression)
Chỉ số thể hiện tần suất của người tìm kiếm thấy được quảng cáo và kết thúc bằng việc bấm vào quảng cáo. Nó được tính bằng phần trăm (%) và rất quan trọng vì có thể đánh giá quảng cáo bạn đang hoạt động tốt/xấu như thế nào.
CTR là chỉ số rất quan trọng trong Google Adwords.
Theo quy tắc chung, CTR trên Google dưới 1% cho thấy quảng cáo của bạn không được nhắm mục tiêu đến đối tượng có liên quan. CTR cao cho biết người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và nhấp vào đó nhiều. CTR có thể ảnh hưởng đến chi phí và vị trí quảng cáo của bạn. Bạn còn có thể sử dụng CTR để đánh giá từ khóa nào thành công và từ khóa nào cần được cải thiện. Từ khóa và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm từ khóa ấy càng tăng.
CPC trung bình
Là số tiền trung bình thực té bạn phải trả cho mỗi nhấp chuột. CPC trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số nhấp chuột. Xét trên chỉ số CPC mà người ta sẽ quyết định ngân sách đưa ra cho mỗi chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Vị trí trung bình (Thứ hạng trung bình)
Chỉ số này giúp giải thích vị trí xếp hạng quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác. Ví dụ vị trí trung bình của bạn là 2,2 có nghĩa là: Trong 10 lần hiển thị quảng cáo của bạn sẽ có 8 lần đứng ở vị trí thứ 2 và 2 lần đứng ở vị trí thứ 3.
II. Khi nào bạn cần quan tâm các chỉ số từ Google Adword
Ngay khi bắt đầu chạy quảng cáo Google Adword với một chiến dịch cụ thể, bạn nên quan tâm và phải nắm rõ các chỉ số từ Google Adwords để từ đó có thể theo dõi, đánh giá cũng như nắm được tình hình và ngân sách cần phải bỏ ra/bổ sung để có một bước tiến lớn cho công ty của mình.
1. Lập kế hoạch ngân sách cho Google Adwords
Một kế hoạch cụ thể luôn là điều cần thiết với bất kỳ một chiến dịch nào, và Google Adwords lại càng không thể thiếu. Kế hoạch ngân sách cho Google Adwords phải thật chi tiết, rõ ràng, dựa vào mục tiêu kinh doanh trong từng thời điểm. Theo đó, khi bắt đầu lập kế hoạch nên tham khảo những yếu tố chính sau đây:
- Mục tiêu quảng cáo: mục tiêu nhận diện thương hiêu hay tăng doanh thu.
- Đối tượng khách hàng nhắm đến trong chiến dịch
- Thời gian quảng cáo: phải có thời gian đủ lớn để chiến dịch đạt hiệu quả
- Ngành nghề, sản phẩm: đang hướng đến ngành hàng, sản phẩm nào.
Ngân sách từ đó sẽ được thiết lập dựa theo những yếu tố trên. Và tùy theo mục tiêu cụ thể của từng chiến dịch mà kế hoạch ngân sách cho Google Adwords được hoàn thiện.
Quản lý ngân sách bằng cách lập kế hoạch chi tiết.
Ví dụ, nếu bạn chi khoản ngân sách 100 USD/tháng, khi đó chúng ta có thể xây dựng bài toán sau:
- Giả sử giá mỗi cú click chuột là: 0.1$ . sẽ được 1.000 click/ tháng
- Tương ứng sẽ có khoảng 33 cú click/ ngày
- Bạn quảng cáo “thiet ke web” với 1.000.000 lượt người truy cập.
- Giả sử có 1% xác suất truy cập vào mẫu quảng cáo của bạn . có 1% x 1.000.000 = 10.000 click/ tháng
- Tương ứng 10.000/ 30 ngày = 333 click/ ngày
Như vậy, có nghĩa rằng, đối với khách hàng click tìm kiếm thứ 34 . 333 (300 cú click) sẽ không thể tìm thấy quảng cáo của bạn; đồng nghĩa rằng, bạn đã bỏ qua một số lượng khách hàng tiềm năng lớn do thiết lập một ngân sách không phù hợp trong chiến dịch của mình.
Chính lẽ đó, để quảng cáo thực sự hiệu quả, không bỏ sót khách hàng tiềm năng, bạn cần phải thiết lập một kế hoạch ngân sách thật phù hợp trong một khoảng thời gian phù hợp, vừa đủ để có thể đánh đúng trọng tâm khách hàng.
2. Thiết lập chiến dịch
Sau khi một kế hoạch ngân sách thật cụ thể và rõ ràng, lập website là bước tiếp theo mà bạn cần để thiết lập chiến dịch. Một website chất lượng ngoài yếu giữ được niềm tin của khách hàng, thì nó còn ảnh hưởng đến việc bạn đấu giá của bạn cho mỗi click. Nếu website của bạn chất lượng tốt hơn đối thủ thì bạn hoàn toàn có thể được xếp trên đối thủ mặc dù bạn đấu thầu với giá thấp hơn.
Chất lượng tốt hơn đồng nghĩa với việc xếp trên đối thủ.
Khi website bạn chất lượng, nó sẽ ảnh hưởng đến chiến dịch quảng cáo Google Adwords thông qua:
- Điểm chất lượng từ khóa tăng cao: Sự kết hợp chặt chẽ giữa từ khóa và mẫu quảng cáo cũng như chất lượng trang đích là điều kiện để điểm chất lượng từ khóa cao.
- Giảm giá thầu (giá mỗi cú click thấp – CPC thấp)
- Tác động đến khách hàng hiệu quả: giành những vị trí cao kết quả tìm kiếm.
Hơn hết, để chiến dịch thành công cần phải hiểu rõ các chỉ số từ Google Adwords, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
3. Đánh giá hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch hay kế hoạch quảng cáo bắt buộc người thực hiện phải hiểu rõ những chỉ số thống kê đến từ Google. Các chỉ số nhấp chuột, hiển thị hay tỷ lệ nhấp chuột phản ánh một cách trực quan hiệu quả của việc làm cũng như nắm được số tiền phải bỏ ra có tiêu hoang một cách lãng phí hay không.
III. KPI quảng cáo Goolge Adword tốt cho ai?
KPI quảng cáo Google Adwords cho thấy sự hiệu quả của một chiến dịch, chính vì thế các chỉ số này tốt cho:
- Chủ doanh nghiệp: Những người trực tiếp bỏ tiền cho chiến dịch quảng cáo nhằm thu lại lợi nhuận hoặc nâng tâm thương hiệu.
- Marketer: Những người trực tiếp thực hiện các chiến dịch để từ đó nhìn nhận, sửa đổi những mục cần thiết, làm cho chiến dịch trở nên thành công hoặc thành công hơn.
IV. KPI quảng cáo Google AdWord lấy ở đâu?
Khi doanh nghiệp chạy quảng cáo Google Adword, những chỉ số sẽ được chính bản thân Google tích hợp ở tài khoản trực tiếp chạy quảng cáo Google AdWord.
KPI Google Adword được tích hợp sẵn.
V. Vì sao bạn nên hiểu rõ KPI Google AdWord?
Google Adwords là hình thức quảng cáo online với chi phí thấp và hiệu quả cao khi so sánh với các hình thức quảng cáo khác. Đồng thời hình thức này còn tích hợp những tính năng và chỉ số để người sử dụng có thể nắm rõ được tình hình vận hành và sự hiệu quả, qua đó góp phần gia tăng phần trăm thành công của một chiến dịch quảng cáo.
Hiểu rõ KPI Google Adword, bạn có thể:
- Uớc lượng ngân sách phù hợp: Như đã phân tích ở trên, một ngân sách phù hợp có thể đảm bảo hiệu quả tối đa cho chiến dịch quảng cáo.
- Đảm bảo hiệu quả: Nắm được các chỉ số sẽ giúp cho bạn theo dõi và đánh giá tiến trình của chiến dịch.
- Liên tục tối ưu quảng cáo: Phản ánh chính xác từ các chỉ số KPI sẽ giúp bạn có những sự thay đổi để liên tục tối ưu quảng cáo.
VI. Cách đánh giá và tối ưu KPI Google Adword
Dựa trên kế hoạch cụ thể trong chiến dịch quảng cáo Google Adword mà doanh nghiệp hoặc marketer có thể xem xét và đánh giá KPI theo ngày hoặc theo tháng.
Marketer cần nên theo dõi chỉ số KPI Google Adword hàng ngày để tiện theo dõi, thay đổi sao cho phù hợp với số tiền được cấp nhất. Việc theo dõi cũng giúp cho Marketer kịp thời ước tính lượng ngân sách đã đủ và có cần bổ sung gì không, trong trường hợp chiến dịch thể hiện hiệu quả vượt bậc.
Dựa trên KPI, marketer có thể xem xét và đánh giá KPI theo ngày hoặc theo tháng.
Chủ doanh nghiệp có thể theo dõi cùng Marketer theo ngày, hoặc đánh giá các thông số này theo tháng, sau khi đã có những dữ liệu liên tiếp và cụ thể. Việc này có thể giúp cho chủ doanh nghiệp chủ động trong hình thức phát triển của công ty ở thời điểm nhất định.
VII. Cách Alla giúp bạn quảng cáo Google Adword
Khi lựa chọn Alla trong chiến dịch quảng cáo Google Adword, Alla sẽ cùng bạn lập kế hoạch kế hoạch từ khóa, từ đó thống kê ngân sách tối ưu cho chiến dịch quảng cáo. Đồng thời, với kinh nghiệm của mình, Alla sẽ lọc ra những đối thủ tiềm tàng và phân tích các chiến lược kinh doanh của họ để từ đó bổ sung vào kế hoạch triển khai sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
5 bước chạy quảng cáo Google Adword:
B1: Thiết lập tài khoản
Đăng nhập vào Google Adword, và Google sẽ yêu cầu điền cùng tên trang web của bạn. Lưu ý, ở mỗi chiến dịch bạn cần nhập chính xác địa chỉ website, việc này giúp Google dễ dàng đánh giá và giúp bạn ước lượng hiệu quả mà chiến dịch adword đem lại cho bạn
B2: Tiến hành quảng cáo
Phân bổ ngân sách
Việc đầu tiên chúng ta cần cân nhắc là phân bổ số tiền quảng cáo bao nhiêu? Chạy trong bao nhiêu ngày? Việc hoạch định rõ ràng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đo lường hiệu quả của quảng cáo cũng như chi tiêu hợp lý sao cho phù hợp với khả năng.
Khu vực hiển thị quảng cáo
Sau khi xác định rõ đối tượng mục tiêu, bạn có thể dễ dàng lựa chọn đối tượng mà bạn hướng đến.
Lựa chọn Keyword
Nếu như website đã có nội dung với chú thích đầy đủ rõ ràng thì Google Adword sẽ tự động đề xuất các keyword. Tuy nhiên, đừng phụ thuộc vào Google quá nhiều mà hãy cố gắng tự động nhập các keyword để tối ưu vào sản phẩm bạn muốn quảng cáo.
Google hỗ trợ chúng ta 2 cách đặt giá cho từ khóa: 1 là tất cả từ khóa đều có 1 mức giá trần, 2 là bạn sẽ đặt giá cho từng từ khóa. Nếu như dùng keyword planner, bạn có thể dễ dàng thấy rằng, mỗi từ khóa có 1 giá thầu khác nhau. Có những từ khóa lên đến 50000 VND/Click nhưng chỉ có những từ khóa chỉ có 100VND/Click. Việc chủ động đặt giá sẽ giúp bạn tiết kiệm đến hơn 80% chi phí.
Viết quảng cáo
Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất mọi thứ thì đây là lúc bạn tiến hàng quảng cáo cho website của bạn. Để chạy hiệu quả, bạn cần phải đảm bảo 1 số tiêu chuẩn sau. - Tiêu đề: 25 ký tự - Mô tả: Có 2 dòng để mô tả, mỗi dòng không quá 35 ký tự
Lưu ý: Để chạy quảng cáo hiệu quả, từ khóa cần xuất hiện trong tiêu đề, mô tả, đường dẫn về trang đích, đường dẫn hiển thị, nội dung tại trang đích…. Việc xuất hiện này giúp cho google đánh giá chất lượng của mẩu quảng cáo được tốt hơn.
B3: Thanh toán cho Google
Bước này bạn chỉ cần nhập đầy đủ thông tin cá nhân và thẻ visa để thanh toán cho google. Có 1 lưu ý nhỏ là bạn nên nhập email vào đề nghị giới thiệu. Google thường xuyên có chương trình khuyến mãi tặng voucher Adword (trị giá 50$ đến 100$) dành cho những tài khoản đăng ký tính năng này.
B4: Xác nhận và tiến hành theo dõi quảng cáo
Cuối cùng, bạn cần xác nhận lại các thông tin thanh toán cùng với chấp nhận các điều khoản của Google. Sau khi kiểm tra lại thông tin, mọi thứ đã sẵn sàng để bạn bắt đầu chiến dịch quảng cáo Adword đầu tiên cho website của mình.
Để được tư vấn về dịch vụ quảng cáo Googel Adwords mời bạn gọi tới Alla theo hotline Ms Lê Nhớ 0984656503 hoặc 0936677519 nhận sự tư vấn miễn phí.