SEO là một trong những phương pháp thúc đẩy việc kinh doanh và gia tăng uy tín, nhưng đối với khách hàng không phải ai cũng có thể hiểu hết những khái niệm mà SEO đưa ra. Chính vì thế, việc lựa chọn thông số KPI SEO hữu ích để kết nối với khách hàng là điều rất quan trọng.
Lựa chọn thông số KPI hữu ích để kết nối với khách hàng là điều quan trọng.
Có nhiều yếu tố liên quan tới một chiến dịch SEO, vì thế các chiến dịch SEO thành công dựa trên một hệ thống kiểm soát để đảm bảo khối lượng công việc được tiến hành đầy đủ và hiệu quả. Trong đó KPI hoạt động như một hệ thống kiểm soát và cho phép bạn xác định được những gì hoạt động tốt – và quan trọng hơn, mang đến những thông tin khách quan cho khách hàng.
Cải thiện kết quả đạt được, báo cáo và duy trì khách hàng – là những thứ mà KPI mang đến.
I. Các chỉ số đánh giá hiệu quả của SEO
Để đo lường chính xác thành công của SEO, chúng ta phải biết được điều gì chúng ta muốn đạt được và các bước cần thiết để tiến hành. Các chỉ tiêu KPI phải đáp ứng được các mục tiêu này, cho phép ta biểu đạt rõ về các hoạt động đang tiến hành trong chiến dịch SEO.
Nếu một khách hàng đến và hỏi về việc muốn có xếp hạng cho một từ khóa, thì bạn sẽ phải khai thác sâu hơn. Bạn phải hỏi “Tại sao ông muốn có xếp hạng cho từ khóa đó? Ông tin tưởng nó sẽ làm được gì cho doanh nghiệp của mình?”. Bạn phải phát triển một sự hiểu biết chiến lược về việc tại sao khách hàng muốn có nhiều hơn lượng truy cập liên quan từ công cụ tìm kiếm và hiểu được mục đích thực sự của doanh nghiệp của họ.
Các chỉ tiêu KPI biểu đạt rõ về các hoạt động đang tiến hành trong chiến dịch SEO.
Người làm SEO cần tính đến mọi yếu tố và đo lường cẩn thận các kết quả của mọi phương thức làm việc. Trong đó các chỉ số KPI phải cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm nếu như chiến dịch SEO không hiệu quả. Nếu kết quả không được như kỳ vọng, thì việc cần làm là phải tìm hiểu tại sao.
Các chỉ số KPI phải cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm nếu như chiến dịch SEO không hiệu quả.
Volume, Quality, Value & Cost (Lượng, chất, giá trị và giá thành)
Một cách hữu ích để phân loại chỉ số KPI đó là dùng mô hình “Volume, Quality, Value and Cost”. Cách này giúp bạn tập trung vào bốn thước đo chính của bất cứ giá trị thực nào trong chiến dịch SEO:
- Volume (Lượng): lượng khách ghé thăm, lượng ghé thăm, lượng xem trang đặc biệt và tương tự thế
- Quality (Chất): Tỉ lệ rời trang, thời gian ghé thăm, lượng trang xem một lần ghé thăm
- Value (Giá trị): Giá trị tài chính của một lượt ghé thăm/dẫn dụ/chuyển đổi là gì?
- Cost (Giá thành): Tiêu tốn bao nhiêu để có được một dẫn dụ hoặc một lượt bán hàng từ SEO?
Bốn thước đo chính của bất cứ giá trị thực nào trong chiến dịch SEO.
Các thông số SEO
Các chỉ tiêu KPI truyền thống có thể được dùng để trợ giúp trong quá trình chạy dự án. Thông thường một tăng trưởng trong tin tưởng uy tín với trang của bạn sẽ tương quan với tăng trưởng trong thứ hạng với cụm tìm kiếm chính và lượng truy cập tự nhiên có được.
Những thông số này quan trọng nhưng không có cùng ngôn ngữ với doanh nghiệp – vì thế sự ưu tiên của chúng trong báo cáo của bạn sẽ phụ thuộc vào hiểu biết của khách hàng về SEO (tất nhiên bạn nên thường xuyên cải thiện điều này).
- Thứ hạng cho các từ khóa chuyển đổi chính (địa phương/tự nhiên)
- Thứ hạng cho từ khóa thứ cấp (địa phương/tự nhiên)
- Majestic Citation Flow (tổng liên kết trỏ về từ các tên miền bên ngoài)
- Majestic Trust Flow (chỉ số đánh giá chất lượng liên kết trỏ về)
- Majestic Trust & Citation Balance (chỉ số đối chiếu)
- Moz Domain Authority (độ tin cậy tên miền)
- Moz Page Authority (độ tin cậy trang)
- Moz Spam Score (điểm số phát tán rác)
Các chỉ tiêu KPI thực tế
Sự tăng trưởng về tìm kiếm thương hiệu là điều cần phải nhận thấy khi quá trình bắt đầu cho thấy sự tăng trưởng. Lúc SEO đi vào thực tế thì những thông số này là quan trọng.
- Tăng trưởng truy cập tự nhiên
- Tăng trưởng trong số lượng trang tạo ra truy cập của một trang web
- Phần trăm tăng trưởng trong chuyển đổi tự nhiên
- Phần trăm tăng trưởng trong truy cập từ những khu vực địa lý cụ thể
- Tần số quảng cáo tự nhiên được hiển thị
- Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên
Tăng trưởng truy cập tự nhiên là một chỉ số KPI thực tế.
5. Các chỉ tiêu KPI cho xây dựng liên kết
Liên kết là chỉ tiêu quan trọng để cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, liên kết cũng là yếu tố chính của một chiến dịch SEO dài hạn.
Những chỉ tiêu về liên kết như:
- Tổng lượng liên kết được xây dựng
- Số lượng liên kết ở các trang uy tín
- Số lượng liên kết ở các trang phù hợp
6. Các chỉ tiêu về sự dẫn dụ
Dẫn dụ là thành phần của marketing số, vì thế cần phải xem xét việc đo lường tác động của các nỗ lực SEO đến dẫn dụ, cho dù đó là đăng ký qua mạng xã hội, đăng ký bản tin hay những thứ kiến tạo khác.
- Phần trăm tăng trưởng trong đăng ký nhận bản tin
- Phần trăm tăng trưởng trong lượng người theo dõi/lượng ưa thích trên mạng xã hội tương tự thế
- Mục tiêu kiến tạo dẫn dụ cụ thể của doanh nghiệp (bảng dữ liệu, nghiên cứu và tương tự thế)
Người làm SEO nên xem xét việc đo lường tác động của các nỗ lực SEO đến dẫn dụ, cho dù đó là đăng ký bản tin.
II. Khi nào bạn cần quan tâm đến các chỉ số SEO?
Khi bạn cần tăng trưởng về khách hàng, doanh số thì SEO là một trong những biện pháp tối ưu để lôi kéo sự thu hút của khách hàng. SEO cũng là một trong những cách truyền thống và mang lại hiệu quả tốt, nhất là với nhiều lĩnh vực đặc thù như dược phẩm, dịch vụ.
Muốn SEO đạt hiệu quả, người thuê dịch vụ và người làm dịch vụ cần phải hiểu rõ các chỉ số SEO để nắm bắt được diễn biến công việc, hiện trạng ra sao mà từ đó, thay đổi và làm hiệu quả hơn.
III. KPI SEO cần thiết cho ai?
KPI SEO cho thấy sự hiệu quả của chiến dịch marketing, chính vì thế các chỉ số này tốt cho:
- Người sử dụng dịch vụ: Là cá nhân, doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm mà muốn sử dụng SEO như một cách để phát triển, nâng cao doanh số, những người trực tiếp bỏ tiền cho chiến dịch quảng cáo nhằm thu lại lợi nhuận hoặc nâng tâm thương hiệu.
- Người làm dịch vụ: Là Marketer, SEOer, những người trực tiếp thực hiện các chiến dịch để từ đó nhìn nhận, sửa đổi những mục cần thiết, làm cho chiến dịch trở nên thành công hoặc thành công hơn.
IV. KPI SEO lấy ở đâu?
SEO có mối liên kết mật thiết với Google nên vì thế, Google Analytics là một trong những công cụ đắc lực nhất để người sử dụng và người làm SEO theo dõi các chỉ số KPI. Google Analytics khá đơn giản, miễn phí, sẵn có lại dễ dàng cài đặt trên website.
Google Analytics là công cụ hỗ trợ đắc lực.
Ngoài các chỉ số có trong Google Analytics, KPI SEO còn được thể hiện ở Ahrefs, có thể nói là một trang chuyên dành cho người làm SEO, tuy nhiên nó cần đăng ký và mất phí khi sử dụng.
Ahrefs là trang dành riêng cho các chỉ số SEO.
Các chỉ số SEO cũng có thể xem được qua Wemaster Tools, một công cụ khác của Google. Khác với Google Analytic là quản lý lượt truy cập thì Google Webmster Tool quản lý các liên kết đến website và các từ khóa mà người dùng dùng để truy cập vào Website bạn.
Tùy theo chiến lược kinh doanh mà các người dung có thể lấy các chỉ số KPI SEO ở những trang thích hợp sao cho phù hợp và tạo ra giá trị hiệu quả nhất.
V. Vì sao bạn nên hiểu rõ KPI SEO?
Khi tiền hành chiến dịch quảng cáo với SEO thì việc hiểu rõ KPI SEO là yêu cầu cấp thiết, chỉ có như thế, người thực hiện chiến dịch mới có thể đo lường được hiệu quả công việc mình làm.
Hiểu rõ KPI SEO, bạn có thể:
- Điều chỉnh ngân sách phù hợp: KPI cho biết tiến độ công việc SEO đang tiến triển như thế nào, để từ đó, nhận ra từ khóa nào đang cần được đẩy mạnh và từ khóa nào không thể thay đổi ngân sách phù hợp nhất.
- Đảm bảo hiệu quả: Nắm được các chỉ số sẽ giúp cho bạn theo dõi và đánh giá tiến trình của chiến dịch.
- Liên tục tối ưu: Phản ánh chính xác từ các chỉ số KPI sẽ giúp bạn có những sự thay đổi để liên tục tối ưu quảng cáo.
Hiểu rõ KPI SEO là yêu cầu cấp thiết.
VI. Cách đánh giá KPI và tối ưu SEO
SEO là công việc mà bạn phải đưa website của mình lên top tìm kiếm Google. Trên thực tế, SEO là một công tác phức hợp nhiều công việc trong đó có thể tổng hợp thành 3 phân đoạn công việc chính là:
- Xác định từ khóa: để xác định nhu cầu thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu.
- SEO onpage: Tối ưu hóa website phục tốt cho người dùng và công cụ tìm kiếm.
- SEO offpage: Marketing cho website tới khách hàng cũng như các công cụ tìm kiếm..
Ứng với từng phân đoạn công việc như vậy, cách đánh giá các chỉ số KPI đo lường hiệu quả từng phân đoạn công việc như sau:
- Từ khóa SEO có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng.
- Vị trí xếp hạng từ khóa SEO thay đổi như thế nào trên công cụ tìm kiếm so với trước khi SEO.
- Lượng truy cập website thông qua tìm kiếm google ứng với từ khóa SEO là bao nhiêu/ngày/tháng.
- Tỷ lệ khách truy cập mới, khách truy cập cũ quay lại website là bao nhiêu
- Số trang xem/truy cập là bao nhiêu.
- Thời gian khách hàng lưu lại trên website trung bình là bao lâu
- Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng là bao nhiêu
- Thời gian tải website là bao nhiêu.
- Thứ hạng Alexa website thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO
- Chỉ số Page Rank website thay đổi như thế nào so với trước khi làm SEO
- Độ phủ website trên môi trường Internet như thế nào so với trước khi làm SEO (số lượng backlink, chất lượng backlink)
Trên đấy chỉ là một vài ví dụ về cách đánh giá KPI để từ đó tôi ưu SEO hiệu quả. Ngoài ra vẫn còn khá nhiều cách khác, nhưng quan trọng nhất vẫn là xác định những chỉ số KPI nào mà bạn cần trong chiến dịch marketing mà bạn đang thực hiện.
VII. Cách Alla SEO website của bạn
Để làm SEO tổng thể tốt đòi hỏi các SEOer phải có quy trình SEO chuẩn, một quy trình SEO chuẩn sẽ giúp SEOer dễ dàng hơn trong công việc của mình, giúp website phát triển một cách tốt và bền vững nhất, sau đây là quy trình SEO một website chuẩn mà Alla có thể áp dụng:
Bước 1: Phân tích Website
Bước 2: Tối ưu onpage dựa vào phân tích website
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích từ khóa
Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bước 5: Tối ưu hóa cấu trúc website và nội dung
Bước 6: Submit website lên các công cụ tìm kiếm
Bước 7: Xây dựng liên kết
Bước 8: Quảng bá Website
Bước 9: Tối ưu lại các bước 4,5,6,7,8 để có được chiến lược SEO mới
Quy trình 9 bước SEO tổng thể của Alla.
Tiếp theo Alla sẽ phân tích cụ thể các bước trong quy trình SEO:
Bước 1: Phân tích Website
Bước này mục đích tìm ra các điểm onpage chưa tối ưu cho SEO từ đó tìm ra giải pháp khắc phục. Chúng ta có thể sử dụng nhiều công cụ để kiểm tra onpage như GTMetrix, pingdom, hay Page Speed Insight để kiểm tra xem website hiện tại đang mắc những lỗi gì về SEO.
Các yếu tố cần lưu ý để tối ưu onpage:
- Kiểm tra tốc độ truy cập
- Web đã có sitemap chưa?
- file robots.txt có không? Nếu có thì có cho phép máy tìm kiếm đánh chỉ mục nội dung hay không?
- Kiểm tra các thẻ meta như title, description, keyword, các thẻ heading tag đã đặt đúng chưa, có được tối ưu hay không.
- Kiểm tra xem WEB đã chuẩn W3C: Kiểm tra xem còn lỗi nào không và khắc phục, check các lỗi css, loại bỏ các css không cần thiết…
- Kiểm tra trafic, Pagerank, Alexa rank, số lượng truy cập, số lượt Google Index, hay số lượng backlink / 1 tháng hiện tại
Bước 2: Tối ưu onpage dựa vào phân tích website
Dựa vào các phân tích của website chúng ta sẽ tìm cách tối ưu website sao cho hợp lý. Ví dụ web load chậm chúng ta kiểm tra xem chậm do đâu từ đó biết cách sử dụng các kỹ thuật phù hợp nhất.
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích từ khóa:
Đây là một bước quan trọng trong SEO nhằm xác định được từ khóa thích hợp, hiệu quả. Qua bước này ta có thể đánh giá được từ khóa nào khó, có độ cạnh tranh như thế nào, và từ đó sẽ có thể đưa ra được chiến lược SEO hợp lý, hiệu quả.
Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Tìm kiếm đối thủ, xem những đối thủ của mình là ai, họ đã tối ưu onpage hay chưa? Web của họ có gì đặc biệt để thu hút khách hàng không, số lượng backlink tới web các đối thủ thế nào và các backlink đó lấy từ đâu đồng thời kiểm tra xem cấu trúc website của đối thủ xem web của họ như thế nào, được tối ưu chưa và tối ưu đến đâu.
- Backlink đến toàn bộ tên miền đến từ bao nhiêu domain
- Backlink đến Page lên top từ bao nhiêu Domain.
- Số lượng backlink trỏ đến Page lên top, số lượng backlink trỏ lến toàn bộ tên miền.
- Kiểm tra PR, Alexa rank, index, internal link, tuổi thọ của tên miền…
Bước 5: Tối ưu hóa cấu trúc và nội dung website
Để tối ưu website chuẩn SEO, các thẻ meta, link.. cần được điều chỉnh sao cho thích ứng với các điều kiện của SEO. Nội dung cũng cần được chăm chuốt bởinó cho các công cụ tìm kiếm khi họ xem xét sự liên quan và tầm quan trọng của trang web của bạn dựa trên các thẻ meta và nội dung liên quan đến các từ khóa quan trọng.
- Trong văn bản nên bao gồm các từ khóa.
- Thường xuyên cập nhật nội dung trang web
- Chỉnh sửa định dạng văn bản phù hơp...
Bước 6: Submit website lên các công cụ tìm kiếm
Đối với Google: www.google.com/addurl/ Đối với bing: http://www.bing.com/webmaster/SubmitSitePage.aspx .
Không nên lặp lại việc submit Website của bạn vào các công cụ tìm kiếm
Bước 7: Xây dựng liên kết hay còn gọi là SEO Off-page
Xác định từ khóa chính, từ khóa phụ, độ phổ biến của liên kết, nguồn liên kết đa dạng, liên kết từ các trang có độ tin tưởng cao, liên kết từ những trang có PR cao, từ khóa chủ đạo làm anchor text trong liên kết nội bộ, cấu trúc link website: 15 cấp độ liên kết website và 5 cấp độ liên kết bài viết, phổ biến liên kết trong liên kết nội bộ, liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một site
Thứ tự ưu tiên liên kết trong 1 bài viết:
- Link về trang chủ
- Link về trang category
- Link về sitemap
- Link về tag
- Link về các bài viết liên quan
Bước 8: Quảng bá Website
Sử dụng các mạng xã hội G+, facebook hay các forum, trang có lượng truy cập cao để quảng bá website thông qua việc chia sẻ với cộng đồng.
VIII. Báo giá dịch vụ SEO website ngành dược
Ngành dược có những đặc thù riêng biệt khiến cho việc SE cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và cầu toàn thì mới có thể đạt được sự hiệu quả. Tùy theo yêu cầu của khách hàng với trang web của mình mà báo giá chi phí SEO tổng thể sẽ có sự khác nhau nhất định.
Để được yêu cầu tư vấn và báo giá, bạn có thể liên hệ vào số hotline 0984656503 của Alla hoặc hỏi đáp trực tuyến ngay tại đây.
IX. Alla phục vụ được ở đâu?
Bạn có thể lựa chọn Alla để đặt niềm tin, chúng tôi phục vụ tốt trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Việt Nam, cụ thể, bạn ở những nơi sau có thể sử dụng dịch vụ của Alla:
Hà Nội
- 12 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm
- 1 thị xã: Thị xã Sơn Tây
- 17 huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà
Tại Miền Bắc:
- 6 tỉnh vùng Tây Bắc bộ gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La
- 9 tỉnh Đông Bắc bộ bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- 10 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
- 2 tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ: Thanh Hoá và Nghệ An.
Bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam.
X. Vì sao nên chọn Alla để chạy quảng cáo Facebook?
Dưới đây là một số lý do bạn nên chọn Alla chạy quảng cáo Google Adword doanh nghiệp dược:
1. Giúp bạn truyền thông hiệu quả và tránh rủi ro về pháp lý.
Chúng tôi hiểu đặc thù của ngành dịch vụ truyền thông – quảng cáo, khách hàng và kiến thức căn bản về ngành nghề dịch vụ này. Vì thế, khi kết hợp với chúng tôi, bạn có thể tránh được sự rủi ro về pháp lý và mang lại tối đa giá trị cho khách hàng của bạn.
2. Để thu hiệu quả từ website
Hiểu khách hàng, tư duy Marketing tốt, mạnh về công cụ là cách chúng tôi giúp bạn tối ưu hiệu quả từ website.
3. Để nâng cấp, cải tiến miễn phí và nhận sự hỗ trợ 24/7 kể cả ngày nghỉ lễ.
Để được tư vấn và định hướng các chiến dịch SEO website phù hợp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi – Công ty TNHH Công nghệ Alla qua số điện thoại 0936677519 | 0984656503 | 01257637615.