Hiểu tường tận Nghề SEO qua những nhiệm vụ cần phải làm

Nghề SEO đang là ngành nghề “hot” và bùng nổ trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển mạnh và quá nhanh của Marketing Online. Vậy, nghề SEO làm những công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghề SEO nhé!

1. Vai trò của người làm SEO trong Marketing và Truyền thông

SEO là một trong các công cụ Marketing. Cũng giống như quảng cáo Adwords, SEO tiếp cận khách hàng thông qua vị trí tốt trên kết quả tìm kiếm của Google.

Tìm hiểu về nghề SEO
Tìm hiểu nghề SEO

Người làm SEO có vai trò khác nhau tùy theo vị trí mà họ nắm giữ và mô hình hoạt động của bộ phận Marketing trong công ty.

2. Công việc của người làm SEO

Google xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm thông qua rất nhiều yếu tố, vì vậy, để SEO một website lên top, người làm SEO cần làm các công việc sau:

2.1 Lập kế hoạch từ khóa

Bạn sẽ phải lên được danh sách từ khóa cần SEO. Danh sách này cần đảm bảo được các yếu tố:

  • Mang về nhiều lượng truy cập vào website
  • Người truy cập web đa phần là khách hàng mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ
  • Là các vấn đề khách hàng của bạn quan tâm, là một trong số những thông tin khách hàng của bạn cần để đánh giá lựa chọn bạn hay đối thủ của bạn

Có được danh sách từ khóa đúng, bạn sẽ đảm bảo chiến lược SEO của mình là đúng đắn, mang về nhiều khách hàng, gia tăng doanh số và xây dựng thương hiệu bền vững.

2.2 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ của bạn có rất nhiều điều có thể học hỏi như:

  • Chiến lược nội dung
  • Chất lượng thông tin của từng bài viết chuyên môn
  • Cách xây dựng backlink
  • Cách tăng lượng truy cập hỗ trợ SEO
  • Cách thức làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ

Vì thế, bạn cần biết các công cụ như Ahrefs, Moz… để đọc thấu từ bên trong của đối thủ.

2.3 Thiết kế website chuẩn SEO

Giống như một ngôi nhà to cần móng thật chắc, website cũng có vai trò tương tự như vậy. Vì thế, bạn cần tối ưu tốt các yếu tố tốt cho SEO để có một nền tảng vững chắc ngay từ ban đầu.

2.4 Viết bài

Vai trò của Content SEO-er trở nên đặc biệt và không dễ dàng, bởi bạn vừa phải làm hài lòng người đọc, lại vừa khiến cho Google tìm kiếm cảm thấy thân thiện để được xếp thứ hạng cao.

Nếu thứ hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google tốt, nó được xem như bạn có một chiếc cần câu chạm được vào miệng của chú cá, Content chính là mồi câu.

Nội dung của website
Khả năng làm nội dung tốt khi làm SEO-er

Nội dung tốt như miếng mồi ngon, hấp dẫn với những chú cá. Nhờ vào content, người đọc cảm nhận được sản phẩm, dịch vụ của bạn có đáng tin, chất lượng hay không. Content chỉn chu, sáng tạo cùng với lối viết mang lại thiện cảm là yếu tố tốt để nâng tầm thương hiệu.

Chính nhờ Content SEO, thương hiệu của bạn được tiếp cận người dùng nhiều hơn, được quảng bá rộng rãi và tạo niềm tin hơn.

Vì thế, kỹ năng viết lách, thấu hiểu khách hàng và tư duy Marketing nói chung tốt sẽ giúp bạn tiến nhanh, tiến xa trong nghề SEO đầy giông bão.

2.5 Đăng bài

Nỗ lực sáng tạo nội dung giá trị của bạn và đồng đội sẽ được hiện thực hóa qua các bài đăng được hiển thị trên website. Làm tốt việc này bạn có thể đảm bảo những công sức của bạn tạo ra content tốt là thực sự có giá trị.

2.6 Tối ưu Onpage

Đây là việc tạo nên sự gắn chết chặt chẽ, logic đáp ứng tốt các tiêu chuẩn đánh giá của Google. Việc này không mất nhiều thời gian bằng việc viết bài, nhưng nó là điều kiện cần để từ khóa của bạn lên top.

2.7 Triển khai Backlink

Có nhiều người nói về bạn có nghĩa là bạn nổi tiếng hơn những người không bao giờ được nhắc đến. Và thật may, Google hiểu được điều đó. Vì thế mà những website có backlink chất lượng sẽ có ưu thế rất lớn trong con mắt đánh giá của Google.

2.8 Quảng cáo website

Mục đích chính của hành động này là để có nhiều click thực vào website. Việc này là một yếu tố tạo nên sự uy tín của bạn trong mắt Google.

Bạn có thể sử dụng nhiều mạng xã hội để tăng tương tác của người dùng với nội dung bạn sáng tạo. Đồng thời ghi nhận sự phản hồi của họ để không ngừng tối ưu Sản phẩm, Dịch vụ cũng như nội dung bạn cung cấp.

2.9 Phân tích chỉ số

Không ngừng không ngừng tối ưu là câu thần chú của nghề SEO. Sẽ khó có điểm cuối bởi các đối thủ của bạn luôn lớn mạnh không ngừng.

Đồng thời, các chính sách của Google liên tục được cập nhật. Vì thế, bạn cần hiểu người dùng đang tương tác với website như thế nào qua Google Analytics…

Bạn cần biết hoạt động tối ưu Onpage và Offpage của mình có đang đi đúng hướng với những gì website cần qua các công cụ như SEO Quake, Ahrefs, Moz…

3. Lương thưởng, thu nhập

Lương của nhân viên SEO thường gồm 3 thành phần:

  • Lương cố định
  • Thưởng KPI
  • Thưởng dự án (nếu bạn làm ở công ty SEO thì sẽ có thể có thêm khoản thưởng này)
  • Phụ cấp có thể bao gồm:
  • Tiền ăn trưa
  • Phí gửi xe

Phúc lợi khác theo quy định của từng công ty và luật lao động.

Nhìn chung, mức thu nhập của nhân sự làm SEO thường tương đối cố định và dao động trong một khoảng nhất định. Mức thu nhập này sẽ không phụ thuộc nhiều vào doanh số chung của công ty như một số vị trí khác.

Nếu bạn nắm giữ vị trí SEO Manager, mức lương cố định sẽ cao hơn đáng kể so với lương của nhân viên SEO. Ngoài mức lương, bạn có thể nhận thưởng theo dự án, một số trường hợp có thể nhận mức thưởng theo doanh số.

4. Sự lựa chọn lộ trình phát triển

Nhân sự của bộ phận SEO thường có cơ cấu như thế này:

Lộ trình phát triển khi làm SEO

Bạn có thể bắt đầu từ vị trí Content SEO, hay nhân viên SEO kỹ thuật. Trong quá trình làm việc, hãy không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để nhanh chóng đảm nhận được vị trí SEO Leader hay SEO Manager.

Ngoài ra, nếu bạn muốn phát triển công việc kinh doanh riêng, hãy làm tốt mảng nội dung và hiểu cách làm tốt các công việc SEO kỹ thuật. Như vậy, bạn đã có trong tay một công cụ Marketing lợi hại trong thời đại số hiện nay.

Một lựa chọn khác mà rất nhiều các SEOer lựa chọn, đó là nhận dự án ngoài làm thêm hay khởi nghiệp một công ty dịch vụ SEO. Để làm được điều này, bạn cần tương đối chắc về nghề và sẵn sàng học hỏi mọi lúc.

Nghề SEO yêu cầu nhiều đến tư duy, do vậy đòi hỏi phải linh hoạt và nhạy bén của chất xám. Những công việc chính mà hầu như mọi SEO Manager đều làm đó là:

  • Nghiên cứu từ khóa, tìm ra từ khóa ngách đem lại lợi nhuận lớn
  • Nghiên cứu chiến lược nội dung
  • Tuyển dụng nhân viên SEO và Copywriter
  • Đào tạo nhân viên
  • Đưa ra quy chuẩn, nguyên tắc cho bộ phận SEO đồng thời kết hợp đồng bộ với các công cụ Marketing khác để nâng cao hiệu quả toàn diện
  • Lập kế hoạch SEO cho toàn bộ dự án. Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, vạch chiến lược quảng bá link, web, traffic
  • Giám sát chiến dịch, duyệt bài viết và kiểm soát backlink theo timelines. Tracking kết quả bằng các công cụ chuẩn, theo dõi các updates thuật toán và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết
  • Lập báo cáo SEO plan hàng tháng gửi khách hàng hoặc Ban lãnh đạo công ty
SEO manager thành thạo nghề SEO
SEO Manager có khả năng quản trị, lập kế hoạch

SEO Manager thì đòi hỏi cao hơn vậy một bậc, đó là tính quản trị. SEO Manager không chỉ thành thạo nghề SEO mà còn đòi hỏi rất nhiều kĩ năng quản trị, kĩ năng lập kế hoạch, thực thi, giám sát, báo cáo kết quả và điều hành nhân viên.

5. Nhân sự thích hợp nghề SEO

Làm SEO đòi hỏi ở bạn khả năng học hỏi, tuy duy logic, nắm bắt thông tin mới nhanh nhạy. Cụ thể, người làm SEO cần:

  • Tinh thần học hỏi không ngừng và nhanh nhạy

Bạn cần nhạy với thông tin để cập nhật những thay đổi về thuật toán và quy định của các công cụ tìm kiếm. Bạn cần sẵn sàng đọc, xem và áp dụng những kỹ năng tối ưu SEO mới.

Bạn cần kết nối với các nhóm, câu lạc bộ cùng nghề SEO để tiện nắm bắt thông tin mới cũng như học hỏi, trao đổi về kiến thức và kinh nghiệm SEO.

  • Làm SEO tốt bạn cần khả năng tổng hợp, phân tích thông tin tốt

Có rất nhiều kiến thức mới liên tục được cập nhật. Bạn cần đánh giá được sự đúng sai, phù hợp của các thủ thuật với lĩnh vực mục tiêu của mình.

Nhân sự thích hợp với nghề SEO
Nhân sự thích hợp với nghề SEO có khả năng tổng hợp, phân tích thông tin

 

  • Hiểu biết các khái niệm lập trình website cơ bản

Một nhân viên kĩ thuật SEO cần biết các kỹ thuật, tip, thủ thuật về mặt kỹ thuật để tối ưu hóa thứ hạng trên công cụ tìm kiếm trên Google.

Không cần bạn phải là một chuyên gia về lập trình, nhưng khi có nền tảng kiến thức lập trình website cơ bản thì sẽ có nhiều thuận lợi cho bạn.

Bạn sẽ đọc hiểu kỹ thuật tối ưu website tốt hơn. Đồng thời, bạn có thể tự chủ động điều chỉnh hoặc dễ dàng diễn đạt yêu cầu cho nhân viên lập trình hiểu mong muốn của bạn.

  • Tư duy Marketing tốt

Bạn cần hiểu người dùng cần gì, từ đó sáng tạo nội dung phù hợp cho họ.Biết họ sẽ thường xuất hiện ở đâu để quảng cáo website nơi họ có mặt.Sáng tạo nội dung hấp dẫn với người đọc. Đặt backlink nơi có khả năng click cao

  • Sẽ tốt hơn nếu bạn có khả năng năng và yêu thích viết lách

Trong nghề SEO, copywriter là công việc quan trọng nhất.

Để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bạn nhất định phải có nội dung thu hút và hấp dẫn người đọc, níu giữ độc giả ở lại lâu hơn tại website của mình.

Do vậy, nghề SEO đòi hỏi kĩ thuật có khả năng biên tập “con chữ” một cách hấp dẫn.

  • Nắm được Design căn bản

Nội dung của website không chỉ chứa các kí tự là những câu chữ khô khan, nó cần “gu” thẩm mỹ tốt về hình ảnh sinh động và video thu hút.

Do vậy, kỹ thuật SEO cần có kỹ năng design dù là cơ bản nhằm giúp website xếp được thứ hạng cao trong tìm kiếm. Hoặc chí ít, bạn sẽ biết cần phải yêu cầu và duyệt hình ảnh từ team thiết kế của công ty như thế nào.

SEO là công việc dài hạn, vì vậy, hãy đi theo đúng các quy luật của tự nhiên thật bền bỉ. Google càng ngày càng thông minh, vì thế, cứ đối xử với em ấy như một con người, mang lại giá trị tốt nhất cho người dùng, bạn sẽ sớm nhận được thành quả như ý.

Nghề SEO vẫn đang có sức hút và “nóng” ở thời đại công nghệ số hiện nay. Từ những lợi ích từ SEO mang lại, càng ngày mức độ chuyên nghiệp của nghề SEO sẽ càng tăng lên. Vì thế, hãy sẵn sàng tâm thế và quyết tâm để chinh phục công cụ mạnh mẽ này nhé.

Liên hệ ngay tới hotline 0936677519 để được Alla tư vấn cụ thể nếu bạn còn đang băn khoăn công việc của một SEO-er.